Trong giai đoạn 2021 – 2025, Bộ Giao Thông Vận Tải tập trung đầu tư hoàn thành các tuyến đường bộ cao tốc. Đồng thời triển khai đầu tư thêm một số tuyến đường cao tốc kết nối trung tâm kinh tế, đặc biệt là các tuyến vành đai hoặc kết nối với trung tâm kinh tế lớn là TP. HCM. Dự kiến mục tiêu đến hết năm 2025, sẽ có thêm 5 tuyến đường cao tốc phía Nam đi vào vận hành tập trung vào các tuyến đường cao tốc. Cùng izumicitynamlong.com.vn tìm hiểu thông tin về 5 tuyến đường qua bài viết dưới đây nhé!
Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây (ký hiệu toàn tuyến là CT 29, VNM.svg) là đường cao tốc nối Thành phố Hồ Chí Minh với Đồng Nai, có điểm đầu tuyến là nút giao thông An Phú, thuộc thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh và điểm cuối là nút giao thông Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Đoạn Long Thành – Dầu Giây thuộc hệ thống đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông.
Cao tốc HCM - Long Thành - Dầu Giây có tổng chiều dài 55,7km đã khởi công từ năm 2009 và đã đưa vào hoạt động vào năm 2015 cho đến nay. Sắp tới sẽ mở rộng 24km từ nút An Phú đến Huyện Long Thành lên 8 làn xe, dự kiến hoàn thành 2025 để giảm áp lực giao thông trên tuyến đường này.
Sau khi được đưa vào khai thác, các tuyến đường từ TP HCM đi ngã ba Dầu Giây và hướng đi Liên Khương sẽ được rút ngắn 20 km, chỉ còn 1 giờ. Hành khách di chuyển đến huyện Long Thành cũng chỉ mất 20 phút và đi Vũng Tàu chỉ còn 1 giờ 20 phút. Đồng thời giảm 20% - 30% chi phí vận tải.
Tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành là tuyến đường cao tốc đang xây dựng thuộc tuyến đường cao tốc Bắc – Nam Việt Nam, nối huyện Bến Lức, tỉnh Long An với huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Đường cao tốc bắt đầu từ nút giao với đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương ở xã Mỹ Yên, huyện Bến Lức, tỉnh Long An và kết thúc tại nút giao với đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu tại xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Trong đó, 4,89 km đường cao tốc đi qua tỉnh Long An gồm hai huyện Bến Lức và Cần Giuộc, 24,92 km đi qua Thành phố Hồ Chí Minh gồm huyện Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ, và 27,28 km đi qua tỉnh Đồng Nai gồm hai huyện Nhơn Trạch và Long Thành.
Khởi công vào Tháng 7/2014: chiều dài 57km 4 làn xe, toàn tuyến có hơn 20km là cầu và cầu cạn, 2 cầu dây văng lớn là cầu Bình Khánh (2.76km) và cầu Phước Khánh.
Kế hoạch thông xe ban đầu cuối 2018, sau đó dời cuối 2020. Và mới đây nhất là 2023. (Khối lượng hiện tại 78% công trình) Khi sân bay Long Thành hoàn thiện thì sẽ giảm tải áp lực cho cao tốc TPHCM - Long Thành - Giầu Dây.
Đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (ký hiệu toàn tuyến là CT 28) là dự án đường cao tốc tại miền Đông Nam Bộ Việt Nam. Dự án có điểm đầu tại tuyến Võ Nguyên Giáp thuộc phường Phước Tân, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai và điểm cuối là nút giao thông Ông Từ thuộc Phường 12, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu dài 53,7km chạy song song với QL51 gồm 4 - 6 làn xe dự kiến khởi công Quý 4/2022 và hoàn thành vào 2025. Là hạ tầng quan trọng sẽ giảm tải cho QL51 cũng như Cảng cái Mép sau này vận hành.
Tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu được thiết kế với quy mô đường cao tốc loại A, tốc độ thiết kế 100 – 120 km/h với 6 làn xe.
Đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết nối Bình Thuận với Đồng Nai, có điểm đầu tuyến tại Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận và điểm cuối kết nối với đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây tại xã Lộ 25, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.
Đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết dài 99km 6 làn xe khởi công vào tháng 10/2020 và dự kiến hoàn thành cuối 2022.
Tuyến cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đã được điều chỉnh quy hoạch với quy mô 6 làn xe, vận tốc thiết kế 120 km/giờ. Trong giai đoạn 1, dự án sẽ xây dựng 4 làn xe có chiều rộng từ 25-27m.
Đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương (ký hiệu toàn tuyến là CT.27 là dự án đường cao tốc kết nối vùng Đông Nam Bộ với vùng Nam Tây Nguyên Việt Nam. Toàn bộ tuyến đường cao tốc dài khoảng 220 km, bắt đầu tại nút giao Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai và kết thúc tại chân đèo Prenn, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Cao tốc Dầu Giây - Liên Khương - Đà Lạt dài 200km - 4 làn xe: chia làm 3 giai đoạn dự kiến khởi công Quý 3/2022 và hoàn thành vào 2025.
Toàn bộ đoạn cao tốc được quy hoạch xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, vận tốc thiết kế 80–120 km/h. Dự kiến đoạn Dầu Giây – Liên Khuơng sẽ được khởi công vào quý 4 năm 2022 và dự kiến hoàn thành vào quý 1 năm 2025.
Trên đây là bài viết chia sẻ thông tin về 5 dự án đường cao tốc kết nối sẽ về đích trong 2025. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho quý nhà đầu tư khi lựa chọn bất động sản khu vực này.
>>> Xem thêm: